Tết Nguyên Đán

Hãy đến tìm hiểu về 12 con giáp qua bộ sưu tập của bảo tàng.

Mỗi con giáp đại diện cho một năm trong 12 năm theo Âm lịch.

Theo truyền thuyết cổ xưa, thứ tự các con giáp được xác định nhờ cuộc đua vượt sông để đến gặp Ngọc Hoàng, người đã mời các loài động vật từ khắp nơi trên thế giới đến cung điện của mình.

Trong bộ sưu tập Bảo tàng Victoria, bạn sẽ thấy các loài động vật này, mỗi loài đều có câu chuyện riêng.

Hãy dạo một vòng để xem các con giáp—với một chút bất ngờ. 

Chuột

Theo câu chuyện, chuột đứng đầu trong 12 con giáp vì chuột đã thắng cuộc đua bằng cách cưỡi trên lưng trâu.

Câu chuyện này tương tự như khi những con chuột đầu tiên đến Úc, nhưng thay vì cưỡi trên lưng trâu, chúng cưỡi trên thảm thực vật trôi nổi để đi từ châu Á đến Sulawesi, New Guinea, rồi đến Úc.

Xin nói rõ rằng điều này không đúng với chuột đen hay chuột nâu vì chúng quá giang nhờ tàu của người Châu Âu; Chuột bản địa Úc thì đã ở đây hàng triệu năm.

Một trong những loài độc đáo nhất và lớn nhất là Chuột nước, Rakali.

Loài này thích nghi tốt với lối sống bán thủy sinh—nhờ một phần chân sau có màng và bộ lông không thấm nước.

Mẫu vật Rakali trong bộ sưu tập của bảo tàng thậm chí còn được sử dụng để giải trình tự bộ gen của loài này lần đầu tiên vào năm 2017.

Không biết cách phân biệt chuột bản địa với các loài du nhập? Đây là hướng dẫn hữu ích.

Trâu

Úc đã quá quen thuộc với trâu - tên được đặt cho loài gia súc đã được huấn luyện để làm việc. 

Tuy nhiên, tổ tiên của gia súc hiện đại, bò rừng Châu Âu, to lớn đến mức hoàng đế La Mã Julius Caesar mô tả chúng 'có kích thước nhỏ hơn con voi một chút'. 

Loài bò khổng lồ này từng lang thang khắp các lục địa Châu Á, Châu Phi và Châu Âu nhưng con cuối cùng đã chết ở Ba Lan vào năm 1627.

Bò rừng Châu Âu được mô tả rõ nét trong suốt lịch sử loài người—từ bức vẽ trong hang động đến mẫu vật hóa thạch trong bộ sưu tập của bảo tàng, chẳng hạn như của bảo tàng chúng tôi.

Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Châu Âu đang tìm cách tái sinh loài này bằng cách lai tạo chọn lọc gia súc có những đặc điểm của tổ tiên xa xưa.

Hổ

Taxidermied thylacine specimen viewed from side.
C 28745 – Thylacinus cynocephalus, Thylacine, mount. Registration no. C 28745

Úc có danh sách các sinh vật mang danh hổ, nhưng trong trường hợp này, chúng tôi sẽ chọn Hổ Tasmania.

Mặc dù bảo tàng có một số mẫu vật của loài động vật đã tuyệt chủng mang tính biểu tượng này, nhưng có hai ví dụ đáng chú ý.

Một là mẫu vật được du khách yêu thích đã có trong bộ sưu tập của bảo tàng từ năm 1869.

Trong hơn 150 năm, mẫu vật này đã xuất hiện ở hầu hết mọi địa điểm của bảo tàng lịch sử tự nhiên của Melbourne.

Một mẫu vật Hổ Tasmania đáng chú ý khác trong bộ sưu tập là một mẫu vật khá hiếm—ở giai đoạn con non chưa ra khỏi túi, được bảo quản trong ethanol.

Nó là một trong bốn con non được lấy từ một con hổ Tasmania cái, được đưa đến bảo tàng vào năm 1909.

Mẫu vật này đã cho phép các nhà khoa học tìm hiểu nhiều điều về hổ Tasmania kể từ khi chúng tuyệt chủng, bao gồm cả việc giải trình tự bộ gen của loài này.

Các nhà khoa học đang hy vọng tái sinh Hổ Tasmania, sử dụng một số kiến thức thu được từ những mẫu vật này.

Thỏ

Thật không may là câu chuyện về thỏ ở Úc chẳng vui vẻ gì.

Thỏ Châu Âu đã được đưa vào Úc hàng chục lần, bắt đầu với Hạm đội Đầu tiên vào năm 1788.

Nhưng chỉ cần một người đàn ông và 24 con thỏ để giúp chúng xâm lấn hoàn toàn nước Úc.

Năm 1859, một người khai hoang giàu có tên là Thomas Austin đã nhập những con vật này từ Anh để ông có thể chơi trò săn bắn thể thao tại khu đất Barwon Park của mình, gần Geelong.

Austin là thành viên của Hiệp hội Di thực Victoria—một nhóm có mục đích duy nhất là đưa các loài đến thuộc địa Úc.

Ông viết: “Đưa vào một vài con thỏ hầu như chẳng gây ra tác hại gì và có thể mang lại cảm giác như ở nhà, đồng thời lại còn có thể săn bắn nữa.”

Ông đã không thể sai hơn.

Chỉ cần 50 năm để thỏ lan rộng khắp lục địa trong cuộc xâm lấn nhanh nhất thuộc loại hình này, ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Bất chấp nhiều nỗ lực để tiêu diệt chúng, hậu duệ của những con thỏ của Austin vẫn gây tai họa cho đất nước cho đến ngày nay—bạn có thể thấy một vài ví dụ trong bộ sưu tập.   

Rồng

Úc là quê hương của nhiều loài 'rồng', nhưng có lẽ loài khó tìm thấy nhất trong số này là Rồng Không tai Đồng cỏ Victoria.

Mẫu vật mới nhất được đưa vào bộ sưu tập của bảo tàng vào năm 1967, nhưng chỉ hai năm sau đó là lần cuối cùng xác nhận nhìn thấy loài này ở Geelong.

Bất chấp nửa thế kỷ vắng bóng, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Bảo tàng Victoria vẫn hy vọng sẽ tìm thấy loài rồng nhỏ này.

Nếu không, đây có thể là lần đầu tiên ghi nhận một loài bò sát bị tuyệt chủng trên lục địa Úc.

Rắn

Snake specimen in jar of ethanol.
D 8175 – The first taipan to be milked for venom

Mối quan hệ của con người với rắn rất phức tạp, và nhất là với con rắn taipan miền biển này từ bộ sưu tập.

Đây là con rắn taipan đầu tiên được lấy nọc độc và chất kháng nọc thu được sau đó đã cứu sống nhiều người.

Tuy nhiên, với người đã tìm thấy con rắn này thì đó lại là một bi kịch.

Vào năm 1950, không có thuốc giải cho nọc độc chết người của loài này và các nhà khoa học đã có ý định nghiên cứu rắn taipan sống để sản xuất thuốc giải.

Nhà bò sát học 19 tuổi Kevin Budden đã tìm thấy một con rắn taipan lớn trong bãi rác ở Queensland nhưng anh bị cắn vào tay khi đang cố gắng chuyển con rắn vào túi.

Kevin kiên quyết muốn con rắn phải được giữ an toàn và gửi đến Melbourne, trước khi qua đời vì vết thương vào ngày hôm sau.

Các nhà nghiên cứu ở Melbourne đã lấy nọc độc con rắn này sáu lần, sau đó nó được bảo quản trong bộ sưu tập của bảo tàng.

Phòng thí nghiệm Huyết thanh Khối thịnh vượng chung đã sản xuất một loại thuốc giải nọc độc vào năm 1955 và lần đầu tiên thuốc này được sử dụng là để cứu sống một cậu bé 10 tuổi vào cuối năm đó. 

Ngựa

Brown taxidermied horse in a glass case.
C 10726 – Taxidermied Mount - Phar Lap, 1932 Equus caballus

Chúng ta không thể nói về ngựa mà không nhắc đến Phar Lap, cái tên này có nghĩa là 'tia chớp' trong tiếng Choang và tiếng Thái.

Sinh ra ở New Zealand vào tháng 10 năm 1926, Phar Lap được huấn luyện viên người Úc Harry Telford mua trong một cuộc bán đấu giá khi mới 15 tháng tuổi.

Mặc dù khởi đầu chậm trong sự nghiệp đua ngựa, nhưng đến năm 1930, Phar Lap đã trở thành một cái tên quen thuộc ở Úc—được khẳng định bằng chiến thắng tại Melbourne Cup năm đó.

Từ tháng 9 năm 1929 đến tháng 3 năm 1932, Phar Lap đã thắng 36 trong số 41 cuộc đua mà nó tham gia.

Nhưng vào ngày 5 tháng 4 năm 1932, sau khi vừa đánh bại những con ngựa đua giỏi nhất thế giới ở Agua Caliente Handicap Bắc Mỹ, tất cả đã sụp đổ.

Phar Lap chết vì ngộ độc thạch tín, và sự nổi tiếng của con ngựa này khiến các tổ chức của Úc muốn thu giữ hài cốt của nó.

Sau khi được Jonas Brothers chuẩn bị ở New York, trái tim của Phar Lap đến Canberra, bộ xương đến New Zealand và khung da đến Melbourne.

Cho đến ngày nay Phar Lap vẫn là một trong những vật trưng bày nổi tiếng nhất của Bảo tàng Melbourne.

Fish with pink head and iridescent blue spots along body.
ZI 11442 – Bluestriped Goatfish

Thay vì tập trung vào một loài động vật du nhập khác, chúng ta hãy xem xét một loài bản địa Úc có cùng tên với nó.

Cá dê được biết đến với những chiếc gai ở cằm đặc biệt mà chúng dùng để thăm dò đáy biển để ngửi hoặc nếm thức ăn.

Các cá thể trong loài này cũng có thể nhanh chóng thay đổi kiểu màu để đối phó với mối đe dọa.

Ngoài bộ sưu tập của bảo tàng, bạn sẽ thấy Cá dê sọc xanh dọc theo bờ biển phía đông nam Australia.

Ngoài ra còn có hơn 25 loài Cá dê khác ở những nơi khác trong vùng biển của Úc.

Khỉ

Giống như chuột, khỉ được cho là đã vượt qua những vùng nước lớn trên thảm thực vật trôi nổi để đến các lục địa mới.

Tuy nhiên, khỉ chưa bao giờ đến được Úc—lục địa này đã trôi đi quá xa vào thời điểm các loài linh trưởng tiến hóa khoảng 55 triệu năm trước.

Nơi xa nhất khỉ đến được là đảo Sulawesi của Indonesia, đó là nơi bạn vẫn sẽ thấy bảy loài khỉ.

Trong số những loài này, về phía cực nam, là loài Khỉ Moor, được đại diện bằng hình tượng nhồi bông treo trong bộ sưu tập của bảo tàng.

Về cuối cực bắc của đảo là loài Khỉ Celebes Crested, nổi tiếng với bức ảnh ‘tự chụp’ trong máy hình của một nhiếp ảnh gia, đã gây ra tranh cãi về bản quyền vào năm 2011.

Gà là dạng thuần hóa của gà rừng đỏ, có nguồn gốc ở lục địa Đông Nam Á.

Mẫu vật này được thu thập ở Ấn Độ bởi John Gould—nhà điểu cầm học người Anh có lẽ nổi tiếng nhất với công trình nghiên cứu về đời sống của các loài chim ở Úc.

Từ những năm 1850, giám đốc đầu tiên của Bảo tàng Quốc gia Victoria, Ngài Frederick McCoy, đã rất muốn xây dựng một bộ sưu tập lịch sử tự nhiên phong phú.

Gould đã đi khắp thế giới để thu thập các mẫu vật động vật và vào năm 1857, McCoy đã viết thư cho ông ấy yêu cầu 'kiếm tìm một tập hợp tiêu bản chim đẹp hoàn chỉnh nhất có thể'.

Gould đã gửi hàng nghìn mẫu vật đến bảo tàng trong hơn một thập kỷ và gà trống là một trong những mẫu vật được gửi đến sớm nhất—được đăng ký vào bộ sưu tập năm 1859. 

Cũng như nhiều loài chim, gà trống, là con đực trưởng thành, lớn hơn đáng kể so với con cái và có bộ lông đẹp với màu sắc rực rỡ.   

Chó

White mounted husky specimen viewed from side.
C 35988 – Taxidermy Mount - Husky, (Ursa)

Hoạt động thám hiểm Nam Cực sẽ không thành công được như vậy nếu không có những chú chó như UrsaMorrie.

Nhà thám hiểm người Na Uy Carsten Borchgrevink là người đầu tiên sử dụng chó để vận chuyển hàng hóa trong chuyến hành trình tới lục địa này vào những năm 1890.

Chó husky là giống được lựa chọn sau khi người đồng hương của ông, Roald Amundsen, đã sử dụng chúng đạt hiệu quả rất tốt khi đến Nam Cực vào năm 1911.

Úc đã đưa một nhóm chó husky đến căn cứ đầu tiên tại Trạm Mawson vào năm 1954 và tiếp tục nhân giống để sử dụng ở Nam Cực.

Ursa và Morrie sinh cùng một lứa vào năm 1985 và không thể tách rời nhau—có lần cả hai thậm chí còn cùng trốn khỏi trạm và được thấy nhảy qua đống tuyết cùng một lúc.

Chúng đã làm việc ở Nam Cực trong sáu năm cho đến khi Úc ký Nghị định thư Madrid năm 1991 cấm sử dụng chó để bảo vệ môi trường.

Morrie là chú chó husky Úc cuối cùng rời khỏi lục địa này khi những chú chó cuối cùng rời Nam Cực vào tháng 12 năm 1993.

Cặp đôi đã đến Melbourne và xuất hiện trước công chúng để nâng cao nhận thức về vai trò của chó ở Nam Cực.

Sau khi qua đời, cả hai chú chó đã được đưa vào bộ sưu tập của bảo tàng để ghi nhận vai trò trong lịch sử Nam Cực của Australia.

Lợn

an artists impression of a turtle with large nostrils
P 161476 – Pig-nosed Turtle

Tên thì có chữ lợn nhưng lại là một loài khác trong bộ sưu tập của bảo tàng, động vật này đã có mặt ở đây rất lâu trước con người.

Có kích thước nhỏ nhưng chúng lại được gọi là rùa mũi lợn, loài này sống gần Melbourne cách đây 5 triệu năm.

Vào lúc đó, miền nam Australia có khí hậu ấm áp hơn và cũng là nơi sinh sống của các loài động vật như hải cẩu thầy tu và cá mập hổ.

Nhưng hiện tượng giảm nhiệt và mất nước nhanh chóng của lục địa này 3 triệu năm trước đã thay đổi tất cả.

Ngày nay, loài rùa mũi lợn duy nhất còn sót lại được thấy ở các vùng có khí hậu mang tính chất nhiệt đới hơn ở Lãnh thổ Bắc Úc và Papua New Guinea.

Mảnh mai rùa mũi lợn cổ đại này được thu thập tại Beaumaris, một bãi biển ở phía đông nam Melbourne, vào đầu những năm 1900.

Mẫu vật này nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng cho đến khi các nhà nghiên cứu nhận diện được vào năm 2021.

 

Chúc mừng Tết Nguyên Đán!

Join the mailing list and get the latest from our Museums direct to your inbox.

Share your thoughts to WIN

We'd love to hear about your experience with our website. Our survey takes less than 10 minutes and entries go in a draw to win a $100 gift voucher at our online store!